Nợ xấu là gì? 5 mức độ nợ xấu hiện nay

Nợ xấu là gì? 5 mức độ nợ xấu hiện nay

Nợ xấu là khái niệm quen thuộc trong ngành tài chính, ngân hàng. Nợ xấu làm giảm độ uy tín về tài chính của cá nhân nhà đầu tư và doanh nghiệp. Vậy nợ xấu là gì và có ảnh hưởng như thế nào tới người vay? Hãy cùng vaynhanh.net tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Bạn xem thêm:

Nợ xấu là gì?

Nợ xấu là gì? 5 mức độ nợ xấu hiện nay
Nợ xấu là gì? 5 mức độ nợ xấu hiện nay

Nợ xấu là những khoản nợ khó đòi, người vay không thể trả nợ khi đã đến thời hạn thanh toán theo cam kết trong hợp đồng tín dụng. Quá 90 ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán mà chưa hoàn tất nghĩa vụ trả nợ sẽ được coi là nợ xấu. Người vay có nợ xấu sẽ bị ghi vào danh sách khách hàng nợ xấu trên hệ thống Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC.

5 mức độ của nợ xấu

Nợ xấu ngân hàng được phân chia thành 5 cấp độ (nhóm). Điều này được quy định chi tiết tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN. 

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn (Nợ nhóm 1)

Nợ đủ tiêu chuẩn gồm 3 loại như sau:

  • Nợ trong hạn và được đánh giá có khả năng thu hồi đủ cả gốc và lãi đúng hạn.
  • Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá có khả năng thu hồi cả gốc và lãi khoản nợ quá hạn và khoản nợ còn hạn đúng hạn.
  • Khoản nợ được xếp vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn.

Nhóm 2: Nợ cần chú ý (Nợ nhóm 2)

Nợ cần chú ý gồm 3 loại như sau:

  • Khoản nợ quá hạn đến 90 ngày
  • Khoản nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn lần 1 và đang còn trong hạn (trừ khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và khoản nợ được tổ chức tín dụng/chi nhánh ngân hàng nước ngoài xếp vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn).
  • Khoản nợ được phân loại vào nhóm có rủi ro thấp hơn hoặc cao hơn.

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn (Nợ nhóm 3)

Nợ dưới tiêu chuẩn gồm 4 loại như sau:

  • Nợ quá hạn từ 91 – 180 ngày (trừ khoản được xếp vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn).
  • Nợ đã được gia hạn nợ lần đầu còn trong hạn (trừ khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xếp vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn và nợ có rủi ro cao hơn.
  • Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do người vay không có khả năng chi trả lãi theo hợp đồng (trừ khoản nợ thuộc nhóm nợ có rủi ro cao hơn).
  • Khoản nợ thuộc các trường hợp dưới đây chưa thu hồi được trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:

 

Bạn xem thêm:  Vay tiền nhanh OnCredit online đến 20 triệu đồng

    • Khoản nợ vi phạm khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 126 và Điều 127 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung).
    • Khoản nợ vi phạm khoản 1, 2, 5 Điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung).
    • Nợ trong thời hạn thu hồi theo kết quả thanh tra, kiểm tra
    • Nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước thời hạn ban hành bởi tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài do người vay vi phạm thỏa thuận chưa thu hồi được kể từ ngày có quyết định thu hồi.
    • Khoản nợ được xếp vào nhóm 3 theo khoản 2, khoản 3 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN.
    • Nợ được xếp vào nhóm 3 theo khoản 4 Điều 8 Thông tư 11/2021/TT-NHNN.

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ (Nợ nhóm 4)

Nợ nghi ngờ gồm 8 loại:

  • Nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày (trừ khoản được xếp vào nhóm nợ có rủi ro cao).
  • Nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu đã quá hạn đến 90 ngày kể từ thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu (trừ nợ xếp vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn).
  • Nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 2 còn trong hạn (trừ nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ được tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài xếp vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn).

Bạn xem thêm:  Vay tiền nhanh ATM online đến 20 triệu đồng

  • Nợ được quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN chưa thu hồi được cách ngày có quyết định thu hồi từ 30 – 60 ngày.
  • Nợ phải thu hồi theo kết quả thanh tra, kiểm tra đã quá hạn đến 60 ngày chưa thu hồi được.
  • Nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi trước hạn do người vay vi phạm hợp đồng cho vay chưa thu hồi được từ 30 – 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi.
  • Nợ được xếp vào nhóm 4 tại khoản 2, khoản 3 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN.
  • Nợ được xếp vào nhóm 4 tại khoản 4 Điều 8 Thông tư 11/2021/TT-NHNN.

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn (Nợ nhóm 5)

Nợ có khả năng mất vốn gồm 10 loại như sau:

  • Nợ quá hạn trên 360 ngày.
  • Nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu và tiếp tục quá hạn từ 91 ngày trở lên kể từ ngày cơ cấu lại lần đầu.
  • Nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 2 và tiếp tục quá hạn.
  • Nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 3 trở lên (trừ khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xếp vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn).
  • Nợ được quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN quá hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi chưa thu hồi được.

Bạn xem thêm: Vay tiền nhanh Findo online chỉ cần CCCD/CMND

  • Nợ phải thu hồi theo kết quả thanh tra đã quá hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi chưa thu hồi được.
  • Nợ buộc thu hồi trước hạn theo quyết định của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài do người vay vi phạm thỏa thuận đã quá hạn 60 ngày chưa thu hồi được.
  • Khoản nợ có người vay là tổ chức tín dụng đang bị kiểm soát đặc biệt hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản.
  • Nợ thuộc nhóm 5 theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN.
  • Nợ thuộc nhóm 5 theo khoản 4 Điều 8 Thông tư 11/2021/TT-NHNN.

Nợ quá hạn có phải là nợ xấu không?

Nợ xấu nhóm 5 là gì? Có vay vốn ngân hàng được không?
Nợ xấu là gì? 5 mức độ nợ xấu hiện nay

Muốn biết nợ quá hạn có phải nợ xấu hay không cần dựa vào số ngày vay quá hạn. Dựa theo khái niệm nợ xấu là gì và quy định phân loại các khoản nợ ở trên, những khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 (quá hạn trên 90 ngày) là nợ xấu, những khoản nợ thuộc nhóm 1, 2 (quá hạn dưới 90 ngày) không phải nợ xấu.

Lý do phát sinh nợ xấu là gì?

Nợ xấu phát sinh chủ yếu do người vay vì nguyên nhân nào đó không thể thanh toán cả gốc và lãi khoản vay đúng hạn. Tuy nhiên, cũng có nguyên nhân từ bước thẩm định khoản vay của ngân hàng.

Do phía ngân hàng

Trước khi giải ngân cho vay, ngân hàng cần thực hiện bước thẩm định và đánh giá khoản vay. Ngân hàng cần biết rõ thông tin cá nhân, tình hình tài chính và đánh giá tín dụng của người vay. Từ đó mới quyết định có cho vay hay không.

Nếu bước thẩm định này không chính xác, ngân hàng đánh giá sai khách hàng sẽ dẫn tới phát sinh nợ xấu. Có 2 lỗi phổ biến nhất trong bước thẩm định khoản vay gồm:

  • Ngân hàng thiếu thông tin khách hàng, tiếp nhận thông tin sai dẫn tới đánh giá sai phương án cho vay, sai thời hạn cho vay.
  • Do cạnh tranh, người thẩm định bỏ qua tiêu chuẩn, điều kiện cho vay, dẫn tới đánh giá sai hiệu quả khoản vay.

Từ phía người vay

Ngoài lý do từ phía ngân hàng, nguyên nhân chủ yếu hơn dẫn tới phát sinh nợ xấu là từ phía người vay. Một số nguyên nhân phổ biến nhất có thể kể tới như:

  • Người vay quên hoặc không thực hiện đúng cam kết thanh toán khoản vay theo hợp đồng cho vay đã ký.
  • Người vay không thực hiện thanh toán số tiền tối thiểu khi dùng thẻ tín dụng.
  • Người dùng không có khả năng chi trả khoản chi vượt mức thẻ tín dụng.
  • Người mua không thanh toán đúng hạn các khoản mua trả góp.
  • Một số nguyên nhân khách quan do dịch bệnh, thiên tai, mất mùa… nên người vay không thanh toán khoản vay đúng thời hạn.

Nợ xấu ảnh hưởng như thế nào?

Nợ xấu nhóm 4 là gì? Nhóm 4 bao lâu được xóa?
Nợ xấu là gì? 5 mức độ nợ xấu hiện nay

Nếu để phát sinh nợ xấu, tất cả thông tin về người vay bao gồm họ tên, các khoản vay trong quá khứ, các khoản vay hiện tại, nơi vay vốn, thời hạn nợ quá hạn sẽ được cập nhật trên trung tâm tín dụng là CIC. Thời hạn lưu giữ từ 3 – 5 năm kể từ ngày người vay thanh toán hết cả gốc và lãi khoản nợ xấu.

Do vậy, các ngân hàng, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp dễ dàng tra cứu thông tin của người phát sinh nợ xấu. Từ đó, những người sở hữu khoản nợ trong nhóm 3, 4, 5 sẽ khó được tiếp tục cho vay trong tương lai, đánh mất cơ hội được vay vốn sau này.

Giải pháp xử lý nợ xấu là gì?

Khi bị lưu thông tin trên trung tâm tín dụng là CIC, người vay sẽ gặp khó khăn trong việc vay vốn sau này. Vậy khi bị nợ xấu ngân hàng phải làm sao? 

Dưới đây là 2 cách người vay có thể áp dụng: 

Đối với khoản vay dưới 10 triệu đồng: 

Nếu khoản nợ xấu dưới 10 triệu đã được tất toán, Ngân hàng Nhà nước sẽ không cung cấp lịch sử tín dụng của người vay. Điều này đã được quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN. Do vậy, người vay cần nhanh chóng thanh toán hết số nợ để được xóa thông tin trên hệ thống CIC. 

Đối với khoản vay trên 10 triệu đồng: 

Nếu phát sinh nợ xấu trên 10 triệu đồng, lịch sử tín dụng của người vay sẽ được cập nhật liên tục hàng tháng. Sau 12 tháng kể từ khi khoản nợ được trả hết, người vay sẽ có đủ điều kiện đáp ứng tiêu chi cho vay của ngân hàng. Khi đó, nếu có nhu cầu vay, người vay sẽ được xét duyệt khoản vay vốn.

Vì thế, ngay khi hoàn tất nghĩa vụ trả nợ, người vay cần thông báo với đơn vị quản lý nợ để yêu cầu xác minh khoản nợ đã được thanh toán. 

Tuy nhiên, với những khoản nợ thuộc mục 3, 4, 5 thì thông tin sẽ được lưu trong 5 năm tiếp theo. Người vay khoản nợ xấu này sẽ không được cho vay dưới bất kỳ hình thức nào. Sau 5 năm tình trạng tín dụng mới bình thường, có thể đi vay vốn khi có nhu cầu. Vì thế, người vay cần có kế hoạch vay vốn và kế hoạch trả nợ rõ ràng để tránh những hậu quả của nợ xấu.

Một số địa chỉ vay tiền nhanh online uy tín hỗ trợ nợ xấu

Mẹo: Để tăng tỉ lệ duyệt vay thành công được cao hơn, bạn có thể đăng ký vay một lúc nhiều công ty

Robocash Link tại đây
Tiền ơi Link tại đây
Tamo Link tại đây
Tinvay Link tại đây
CREDIT Link tại đây
Dong247 Link tại đây
– Jeff Link tại đây
-Tiền ơi Link tại đây
– MBank IOS Link tại đây
– MBank Android Link tại đây
– Doctor Dong Link tại đây
– Findo Link tại đây
– Tnex IOS Link tại đây
– Tnex Android Link tại đây
– Kavay Link tại đây
– Oncredit Link tại đây
– ATM Online Link tại đây
– Avay Link tại đây
– 24hPlus Link tại đây
– Bimo Link tại đây
– Credy Link tại đây
– Crezu Link tại đây
– Fiza Link tại đây
– Kamo Link tại đây
– Moneycat Link tại đây
– Senmo Link tại đây
– Mcredit Link tại đây
– Takomo Link tại đây
– Vay quá dễ Link tại đây
– Vamo Link tại đây
– Vay VND Link tại đây
– VP Bank Link tại đây
– CashSpace Link tại đây
– Binixo Link tại đây
– Vay cực dễ Link tại đây
– Zaimoo Link tại đây
– Vay tiện lợi Link tại đây
– Home Credit Link tại đây
– Tima Link tại đây
– Moneyveo Link tại đây
– MAFC Link tại đây
– Alo Credit Link tại đây
– Bobavay Link tại đây
– Cake IOS Link tại đây
– Cake Android Link tại đây

Trên đây là toàn bộ thông tin về nợ xấu là gì, các tiêu chuẩn xếp loại nợ xấu và nguyên nhân phát sinh nợ xấu. Khi phát sinh nợ xấu, năng lực tài chính của người vay sẽ bị đánh giá thấp, khó khăn khi đi vay vốn sau này. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Ồ my hot!!

đã đăng ký vay thành công